Trang

Chương trình hợp tác đầu tư nhà yến:

Các vấn đề nhà yến và tổ yến xin liên hệ: phomoi@gmail.com hoặc tại: 138-140 Bà Hạt phường 9 quận 10, Dt: 0908470896. Chân thành cảm ơn.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Chống lờn âm thanh


Bộ đảo kênh âm thanh chống lờn tiếng, thích hợp cho vùng cạnh tranh cao mà không phải thay tiếng thường xuyên gây mất thời gian và tổn hao tài chính. Bộ đảo kênh dùng kết hợp nhuần nhuyễn với các bộ phận khác sẽ hút chim vào nhà mạnh và lưu giữ chim qua đêm.

Loa nóc kim loa phóng

Tầm bao phủ R=1000m, công suất hiệu dụng P=6*20=120w, cho âm thanh rõ ràng sắc nét không nhầm lẫn với nhà hàng xóm. Hiệu quả cao trong vùng cạnh tranh cao.

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Hội nghị sơ kết 1 năm TT35

Đại biểu tỉnh Long An

 

Đại biểu tỉnh Bình Định


Đại diện YSKH


Đại diện VNY



Tác giả TT35

Thứ trưởng chủ trì hội nghị


.................




Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Triển khai mô hình nhà yến chi phí thấp.


Móng tường đá chẻ đà giằng.


Cột btct gia cường tường 2 lớp.




Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Thiết kế nhà Yến không lờn âm thanh




Đó là mẫu thiết kế bạn có thể sử dụng những file âm thanh bình thường nhưng hiệu quả dụ chim vẫn cao. Mẫu thiết kế này chú trọng tới môi trường âm thanh hơn là file âm thanh, một sự kết hợp chặt chẽ giữa các hệ thống loa và các khu vực bên trong và ngoài nhà yến. Mẫu thiết kế kết hợp với âm thanh đa kênh biến đổi ngẫu nhiên hút chim từ ngoài vào nhà mà chim không thể cưỡng lại được. Bạn có thể thấy chim bên ngoài nhà ít chim nhưng trong nhà rất đông. Mẫu thiết kế khi đạt tới hoàn hảo sẽ không phụ thuộc vào kho âm thanh và hóa chất tạo mùi trong nhà yến nữa. Hẹn các bác một ngày không xa. Ngôi nhà trong clip trên dùng âm thanh bình thường nhưng sau 3 tháng khai trương đã đạt 30 dấu hiệu tổ.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Chim chơi khi chưa có âm thanh.

Căn 1: 15/7/2014 đang làm gỗ, chưa mở máy.
Căn 2: 15/10/2014 đang làm gỗ, chưa mở máy.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Giải mã sự thất bại.

 

    Tập hợp của rất nhiều thứ đơn giản thì lại trở thành phức tạp. Nhà yến là như vậy. Nhà yến bao gồm hằng trăm cái loa, hàng ngàn mét dây điện, hàng khối gỗ, rồi amply, máy tạo ẩm, hê thống thông hơi ... mỗi thứ đều đơn giản nhưng lại rất nhiều thứ. Khó khăn của chúng ta làm sao kiểm soát được những hư hỏng phát sinh trong quá trình lắp đặt và vận hành nhà yến. Nhà yến trở nên khó như thuật giải tìm kiếm của google!!! Sao chim về ít? Sao tổ không tăng?? Cái gì hư và hư ở đâu??? Nhà yến thất bại thì phải có cái gì đó hư.
    Tôi xuống Long Hải tư vấn chỉnh sửa nhà chim thất bại sau một năm rưỡi hoạt động chỉ có 3 tổ nham nhở. Nhà làm rất bài bản (tổng thiệt hại của chủ cho nhà yến lên tới 5 tỷ đồng) nhưng tư vấn cũ mắc sai lầm khi sử dụng loa cửa công suất lớn lắp chung với dàn loa dẫn bên trong khiến cho toàn bộ âm dẫn bên trong bị sụp kết quả chim chỉ lởn vởn bên ngoài miệng lỗ không vào trong nhà. Sau khi thay lại loa dẫn cho đồng bộ và một số sửa chữa khác hết khoản 20kk, 2 tháng, nhà chim tăng 15 tổ.
    Một căn nhà khác của một người bạn trên DD Tổ Yến Việt Nam, ở Long Điền, tài chính rất mạnh, nhà yến + vườn tược xung quanh là nơi nghỉ dưỡng của ông cụ nhưng nhà chim sau một năm hoạt động chỉ dc 1 tổ. Khi mời tôi thăm quan thì mọi thứ đều OK riêng dàn âm dẫn bị chạm kêu rè rè chim từ chuồng cu xuống rất ít. Nhận biết dc vấn đề chủ nhà tự sửa sau một năm số lượng chim đã tăng lên 500. Được biết có rất nhiều tư vấn khác kêu giá chỉnh sửa rất cao với chủ nhà.
    Một căn nhà ở gần Bến xe miền Tây, nhà đơn sơ mái tole trên sân thượng sau khi chủ nhà cách nhiệt tốt và làm lại hệ thống loa, thay một số âm ly Nhật Tảo theo chỉ dẫn của tôi, 10 tháng số tổ đã dc hơn 40. Nhiều tư vấn trước đó đã khẳng định nhà yến này sẽ không bao giờ có yến làm cho chủ nhà rất lo lắng.
    Mới đây một căn nhà đã đề cập tới trong một bài viết trước do chính tôi đầu tư sửa chữa cũng vấp phải vấn đề, phải mất 3 tháng mới giải mã dc nguyên nhân thất bại trong quá trình sửa chữa. Nguyên nhân đơn giản là do nhà cung cấp loa không đúng theo thiết kế của tôi. Loa ở nơi này chỉ là loa điện từ giả piezo không tương thích âm thanh tôi sử dụng. Ròng rã tìm hiểu mãi mới hiểu dc nguyên nhân, sau khi thay bằng âm thanh cho phù hợp với loa điện từ thì lượng tăng mới đáng kể nhưng cũng chưa dc như ý.
    Vấn đề giải quyết thất bại của nhà yến là tìm đúng chính xác nguyên nhân trong một mớ loằng ngoằng các vấn đề âm thanh, ánh sáng, nhiệt ẩm độ, gió và mùi màng các cái. Các tư vấn bây giờ thường cào dùa sửa tất vừa có thu nhập vừa khỏi nhức đầu tìm kiếm, hoặc cũng do họ không thể giải mã dc sự thất bại của căn nhà và chủ đầu tư là người gánh chịu thiệt hại sau cùng.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Mùa Thu - Có điều gì dường như rất lạ???

Mới 6h sáng, anh bạn già của tôi đã gọi. Anh bảo rằng cái nhà đó tháng rưỡi mới có 4 con chim ở thôi. Anh canh từ 5 h tới 5 h 45 chỉ có 4 con bay ra. Trong lòng tôi rất cảm ơn anh vì anh nay đã 60 tuổi, thức dậy lúc 5 h sáng coi chim là niềm đam mê phi thường. Anh bảo rằng kỳ lạ vì buổi tối lúc trời mưa chúng bay về ào ào, về là chui tọt ngay sao buổi sáng lại ra ít thế? Anh bắt đầu lý giải cho tôi về ánh sáng hướng Đông, về con chim hoảng loạn khi trong nhà tối tăm, về xử lý mùi nhà mới với công nghệ phun nước và quạt khô, về trái dứa với cây đèn cầy. Tôi nói với anh rằng con chim nó đang ngủ nướng như em đó mà, anh không chịu. Anh bảo rằng nhà bạn anh khi xưa anh cũng thức canh đếm chim, lượng chim về buổi tối và lượng chim ra buổi sáng là xấp xỉ bằng nhau. Ok, con gà đen với anh vì tôi đang còn ngái ngủ.
Trong các nhà tôi làm tôi đều tổ chức theo dỏi, bằng hỏi thăm, bằng tới trực tiếp, bằng camera v.v..Tôi biết biểu hiện của con chim mới như nào, chim cũ như nào. Căn nhà này tôi theo dỏi thường xuyên bằng camera cho tới tận 10h đêm. Mùa này những ngôi nhà mới chim thường đi ăn muội, chúng đang bận bịu việc kết đôi xây tổ, chúng đang tăng tốc cho mùa cuối trong năm, chim sẽ rời nhà lác đác từ 5 h 30 cho tới tận 10 h sáng mới dứt hẳn và tối chúng cũng về rải rác như vậy nếu trời nắng không mưa. Những mùa tháng 12 tháng 1 và 2 năm sau thì chim sáng đi một lượt chiều lại về một lượt nên rất dễ theo dỏi nhưng rõ ràng bạn không thể áp dụng nó cho mùa này. Mùa này bạn đếm chim buổi sáng rất có thể số lượng chim đếm dc còn ít hơn lượng tổ có trong nhà. Có điều gì lạ ở đây không???

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Vấn đề định vị tổ và làm tổ: Phần 4 - Chim mới

Định vị tổ và làm tổ là tập tính chung của loài chim. Điều đó còn nâng cao hơn ở loài yến, từ con trưởng thành đến con chập chững mới ra ràng. Chim trưởng thành đã từng làm tổ nuôi con, đã quen thuộc địa hình địa mạo trong nhà khả năng định vị khu vực tổ và tổ của riêng mình là khá dễ dàng, nhưng chim mới lại là khó khăn. Chim mới chia làm 2 loại, chim mới tới ở nhà mới, và chim mới ra riêng trong nhà cũ. Chim mới tới ở nhà mới để trở thành cư dân thường trú cần phải xác định được vị trí chúng đậu lúc sáng khi chúng về lại buổi chiều. Nếu chúng không xác định được vị trí cũ của ngày hôm qua, thì coi như chúng là chim mới hoàn toàn, chúng sẽ bay hết vị trí này qua vị trí khác náo nháo không yên. Để giúp cho chim mới hội nhập nhanh vào ngôi nhà mới thì chúng ta cần phải làm một số công việc sau. Một là bố trí sắp xếp thanh làm tổ, vách ngăn lửng đa dạng, hai là bố trí các đồ vật trong nhà cố định ví dụ máy gà, thau nước ..., ba là rải phân theo từng khu vực, theo từng cụm trong nhà tránh rãi đều khắp nhà....nhằm giúp chim định vị sơ bộ khu vực nào chúng đã ở hôm qua. Khi chim đã thu hẹp khoanh vùng khu vực đậu hôm qua thì xác suất chúng tìm ra chính xác vị trí đã đậu là rất cao. Sau nhiều ngày như thế chim sẽ bay về theo thói quen và tổ quẹt lớn dần, khả năng chúng ở hẳn với ta là 99.99%. Chim mới ra riêng trong nhà cũ là nhóm chim con cháu, nhóm chim này hầu hết sẽ trở thành chim mới tới ở nhà hàng xóm, tỷ lệ có thể lên tới 80%. Đặc biệt có nhiều nhà chưa full như điều kiện để định vị tổ sơ bộ như nói ở trên quá kém thì chúng đi hết 100%, nhà chim ngưng phát triển chim số. Các đặc điểm để nhận thấy chim mới ra riêng trong nhà cũ là chúng làm tổ gần nơi làm tổ của bố mẹ chúng. Chúng làm vậy là để dựa hơi tổ của bố mẹ chúng, giúp chúng dễ định vị tổ của mình còn nhỏ ít mùi đang quẹt kế bên, ngoài ra âm thanh liên hệ mẹ con cũng giúp chim con về nơi ở được chính xác hơn.

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Thiết kế nhà yến tạo mùi bằng âm thanh (tt)

       Thiết kế nhà yến tạo mùi bằng âm thanh đó là việc tính toán đường bay chính xác theo tập tính của chim, trên đường bay đó ta bố trí một loạt các loa dẫn để lôi kéo chim bay theo đường bay đó. Các loa dẫn lắp đặt giống như là trạm dừng chân của chim. Ở đó ngay bên dưới là một mặt bằng có thể hứng được phân chim. Một loạt loa dẫn nằm bên trên dẫn chim vào nhà sẽ tạo ra một loạt ụ phân tương ứng ở dưới dẫn chim vào nhà. Vậy tập tính bay của chim là gì? Tập tính bay của chim là thường bay theo các bức tường và sàn hoặc trần nhà. Vì vậy bố trí thông tầng xéo là đáp ứng cao nhất về tập tính bay này. Trên đường bay ta không để bất cứ một vật cản nào mà bố trí vật cản theo hướng ngược lại treo trên đà bê tông (xem video clip), chim sẽ lập tức cảm nhận lối đi ưa thích và bay theo. Thông tầng xéo ở đây phải kết hợp với cầu thang bộ, cầu thang bộ vừa có tác dụng ghi nhớ vừa định hướng cho chim khi vào nhà, mặt khác nó đóng vai trò là mặt bằng để hứng phân chim, phân chim sẽ không rớt hẳn xuống sàn dưới với độ chênh cao lớn làm giảm tác dụng mùi, phân chim sẽ nằm rải rác trên các bậc thang, mùi sẽ theo luồng khí dịch chuyển từ dưới lên phà ra chuồng ku (xem video clip). Bậc thang chính là nơi gần nhất để chim đánh dấu mùi trên đường bay của chúng. Như vậy là loa dẫn tạo ra mùi theo đường bay và mùi này luôn tươi mới mỗi ngày.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Rủi ro của nhà Tư vấn kỹ thuật

     
Rủi ro đến với nhà tư vấn kỹ thuật lại bắt nguồn từ lòng tin của họ. Họ có lòng tin vào đội ngũ thợ của họ, họ có lòng tin vào các nhà cung cấp thiết bị vật tư, họ có lòng tin vào chủ đầu tư. Điều đó giúp họ thực hiện được một căn nhà yến theo đúng những gì họ thiết kế ra. Nhưng nếu lòng tin đặt không đúng chỗ thì nguy cơ thất bại chỉ trong sớm muộn. Tôi vừa gặp một trường hợp từ phía nhà cung cấp. Họ cung cấp cho tôi loa không chính hãng khiến phương án âm thanh của tôi thất bại. File âm thanh tôi sử dụng phát bằng những chiếc loa giả này làm cho những con chim tôi đang dụ bỏ đi. Tôi thường mua loa theo thùng 100 cái để dùng cho nhiều nhà nhưng may mắn cho tôi đã phát hiện kịp thời nên không ảnh hưởng tới các nhà sau.

Thiết kế nhà yến tạo mùi bằng âm thanh.

        Công việc của tư vấn kỹ thuật dụ yến khâu quan trọng nhất là chọn địa điểm xây dựng nhà chim. Điều đó có nghĩa là nhà tư vấn phải xác định đâu là nơi có lộc trời để hái và trữ lượng lộc tới đâu để biết có thể làm được bao nhiêu căn và mật độ xây dựng như thế nào. Điều đó đương nhiên là quan trọng nhất. Vậy thì điều gì là quan trọng nhì?. Đó chính là khâu thiết kế. Tôi chưa hiểu vì sao người ta gọi những người làm kỹ thuật dụ yến bằng cái tên là Tư vấn kỹ thuật nhưng tôi nhận thấy cái tên ấy khá chính xác. Trong xây dựng các đơn vị gia công lắp đặt thì không phải là nhà tư vấn mà là nhà thầu, nhà tư vấn chỉ dùng cho đơn vị thiết kế, giám sát, thẩm định...mà thôi. Người tư vấn kỹ thuật nuôi yến công việc chính là thiết kế kỹ thuật, còn các phần thực hành còn lại thì bất cứ ai cũng làm được nếu họ có thể cầm được kiềm, búa, trục víc...Một số chủ đầu tư hay ngạc nhiên bảo rằng sao không thấy tôi ở công trình, và nhiều khi họ hỏi rằng sao thợ của tôi ai cũng làm nhà yến được vậy. Điều đó khiến tôi hơi khó trả lời, công việc chính của tôi là tư vấn chứ không phải lắp đặt, là trí óc chứ không phải chân tay và 1 điều khó khăn không thể đảo ngược là không một người thợ nào giúp tôi phần suy nghĩ để tôi xuống làm thợ có dịp co duỗi chân tay. Vậy thì các nhà tư vấn xây dựng nhà yến hãy suy nghĩ cách nào đó để tạo mùi nhà yến bằng âm thanh đi nhé...Phần tôi, tôi sẽ viết bài này vào ngày mai.

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Chim Yến tháng 7 mùa mưa.


Những con chim non cô đơn tìm bạn. Những con chim mái vật vờ đau đẻ.... Gió xé rách tươm tàu lá chuối. Đàn chim vẫn cố sức bám lấy nơi ăn chốn ở của mình. Tháng 7 mùa mưa, mùa Yến sum vầy.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Gỗ Bạch Tùng

 Gia công gỗ bào cuốn làm sạch mặt gỗ.
Gia công tạo rãnh mặt gỗ
Lắp đặt thanh gỗ và chặn góc.

Bay theo dòng sông và con đường

Mùa mưa bão đã tới. Năm nay mùa mưa bão trễ hơn mọi năm cho nên tần suất bão sẽ cao hơn mọi năm. Điều đó có nghĩa là mưa gió sẽ liên tục không ngưng nghỉ không để chúng ta dụ chim theo cách bình thường. Những con chim khi bay về tổ sẽ phải nổi lực nhiều hơn vì mưa to gió lớn.
Gió thì vẫn gió, mưa thì vẫn mưa điều đó không thể cưỡng lại được, chúng ta không thể "trông trời, trông đất, trông mưa..." như ông cha ta ngày xưa. Vậy nên ta phải đi theo chim tìm hiểu cách mà nó chọn vùng trú ngụ. Tôi đã từng đề cập tới vấn đề "yến nhà thời kỳ chim ở tự nhiện". Đó là thời kỳ: chim tới ở tự nhiên thường chọn các công trình có khối tích lớn, rộng và tường rất dày như nhà hát, chùa hoặc biệt thự xưa các loại...Các công trình nằm trong các khu vực ấm và có mật độ xây dựng dày, nơi địa hình làm giảm tối đa vận tốc gió. Vâng, địa hình khu vực là một yếu tố rất quan trọng để ra quyết định đầu tư xây dựng nhà yến. Nếu gần núi thì là gần vùng chim kiếm ăn, bạn có thể đón đầu đàn chim buổi sáng đi ăn buổi chiều đi về trước những căn nhà khác. Địa hình có thể là dòng sông hai bên bờ là những tán cây cao vút, có thể là con đường hai bên là dãy phố tấp nập, hoặc hai bên là các lô cao su ngút ngàn. Chim sẽ bay theo dòng sông và con đường đó về nhà. Tác dụng thứ nhất của địa hình như vậy là  để chim có thể "núp gió", thứ hai là giúp chim nhớ đường về nhà. Ngôi nhà trong Video trên nằm bên một dòng sông, một tuyến đường chim bay qua hàng ngày. Ngôi nhà đang hoàn thành chưa mở tiếng dụ chim nhưng nó vẫn bu về rất đông. Một điều kiện tốt để thành công.

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Tháo chạy trước hoàng hôn.

     Tháng 5 tháng 6 là mùa dụ chim trọng điểm trong năm. Các nhà yến tư vấn thường tung ra các tuyệt chiêu để dụ chim, âm thanh tốt nhất, mùi hấp dẫn nhất.... khoảng từ 3 tới 5 h chiều chim non về chơi rất đông, chim vào nhà bay vun vút  nhưng tới 6h, trước giờ chim về, chim trong nhà bay ra ào ạt như chim đi ăn buổi sáng. Chim chơi vắng ngắt cho tới 6h20, chim cũ về quần rất lâu trước khi vào nhà, một số con không vào mà còn bỏ sang nhà khác. Sau một thời gian, kiểm đếm lượng chim trong nhà không tăng mà còn giảm đi, nguyên nhân do đâu?
     Vấn đề ở chỗ thời điểm tháng 5 tháng 6 thời tiết rất nóng. Khoảng từ 1h-5h chiều, bề mặt trái đất hấp thu nhiệt lượng rất lớn, tất cả mọi thứ bên ngoài đều nóng. Chim có khuynh hướng trốn nóng bay vào trong nhà rất nhiều. Nhưng tình hình bắt đầu đổi chiều khi hoàng hôn gần tới, ngôi nhà của bạn đang no nhiệt lượng bắt đầu tỏa nhiệt ngược về môi trường xung quanh. Không khí bên ngoài đã dịu mát nhưng bên trong nhà vẫn còn hầm hập nóng bốc lên chuồng cu, chim mới tới chơi ban chiều có khuynh hướng bị kéo ra ngoài. Tình hình còn tệ hơn khi chim cũ bay về lỗ chuồng cu bị khối nóng trong nhà đẩy bật ra, chim có khuynh hướng quần đảo bên ngoài chờ đợi hơi nóng dịu dần mới bắt đầu vào hẳn. 
     Giải pháp cho vấn đề này là phải giải quyết khí nóng trong nhà thật nhanh bằng 2 giải pháp. Một là phun sương kéo dài từ 5h30 cho tới 6h30 để khử lượng nhiệt tỏa ngược ra môi trường bên trong nhà chim. Hai là bố trí lối hút khí nóng trên đỉnh chuồng cu bằng một đường riêng biệt không liên quan tới lỗ thu chim, đó chính là giải pháp ống khói thông thường, không khí trong chuồng cu sẽ đồng bộ với bên ngoài nhà chim.
     Trong thời điểm tháng này các bác rất dễ nhận ra hiện tượng trên vì thời tiết ở ta xen kẽ các ngày nắng ngày mưa. Các tuyệt chiêu âm thanh mùi vị vẫn như nhau nhưng các ngày mưa chim chơi về sớm mà rất ít dọt ra, chim cũ về không có hiện tượng quần lâu mà vào hẳn, còn các ngày nóng thì ngược lại. Các bác nên áp dụng các giải pháp trên để giải quyết vấn đề, chúc các bác thành công.

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Vấn đề định vị tổ và làm tổ: Phần 3 - Âm thanh

   
Lại nói tới vấn đề định vị tổ và làm tổ, nếu không có yếu tố mùi thì chim có thể định vị tổ được không? Vâng, yếu tố mùi không phải là duy nhất, chim có thể định vị tổ nhờ âm thanh. Âm thanh có thể nhân tạo được phát ra bằng hệ thống loa amply hoặc có thể được phát tự nhiên từ chim. Khả năng phân biệt các giọng âm thanh khác nhau là rất cao. Tiếng chim con, tiếng chim mái (chim trống) được chúng nhận dạng rõ ràng giữa hàng trăm hàng ngàn con chim khác và chúng bay về tổ chính xác nhờ khả năng này. Khả năng này giúp chim hạn chế việc phải duy trì mùi trên tổ vì quẹt tổ là một công việc tổn hao sức lực. Nguồn dinh dưỡng đó để dành nuôi con và tồn tại qua mùa lạnh mà không phải di cư tới vùng ấm áp hơn. 
     Trong các nhà yến của chúng ta các loa ru đang đảm nhiệm vai trò định vị tổ 24/24 điều đó giúp cho chim rất nhiều và việc chim đẻ 4 lứa trong một năm là rất khả thi. Hệ thống loa ru trong những ngôi nhà mới khiến cho chim không quen định vị bằng mùi dẫn tới việc chúng sẽ dễ lạc lối khi hệ thống loa ru bị trục trặc. Các bác sẽ thấy nhiều tổ quẹt bị bỏ dỡ là do nguyên nhân của hệ thống này. Có nhiều nhà chim vẫn thường làm theo cách cũ là bố trí loa trong nhà rất ít loa nhưng chim ở rất nhiều. Nhà thường bố trí những tường ngăn phòng tạo ra các ngăn nhỏ chim vào trú ẩn rất nhiều. Đấy là chúng có được môi trường giữ mùi khá tốt nên phát triển được. Nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, vì một lý do chưa xác định, môi trường thay đổi mạnh tổ mất mùi khá nhanh làm chim bỏ đi rất nhiều, ghi chép cho thấy số chim ít hơn số tổ nhân đôi rất nhiều, nhất là lúc vừa thu hoạch xong.
     Bài viết về định vị tổ và làm tổ sẽ còn tiếp tục, nhưng tới điểm này bạn có thể hình dung và giải thích được một số hiện tượng trong đời sống của chim yến. Đó là tại sao chim thích nhiệt độ ẩm độ ổn định, ít gió và yếu ánh sáng. Bạn hiểu tại sao có khu vực trong nhà chim làm tổ to có khu vực lại làm tổ nhỏ cũng như việc chim phải đắp tổ thêm cao hay quẹt một lớp lên vành tổ giả cho dù cái tổ đó đã đủ to cho cả gia đình nhà chim. Bạn hiểu tại sao chim hất trứng của con chim khác khi bạn dồn trứng để lấy tổ cũng như kỹ thuật di đàn qua phần mở rộng khi nhà cũ full chim. Bạn sẽ không còn cãi cọ với ai tại sao bắt ít loa mà cũng nhiều chim v.v. và v.v. Nếu nhà chim của bạn chưa thành công thì sẽ không còn đỗ thừa do lộc trời chưa tới nữa....he he...

(còn tiếp)

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Vấn đề định vị tổ và làm tổ: Phần 2 - Cân bằng

   

Chim định vị tổ nhờ đánh dấu và duy trì mùi lên tổ. Các yếu tố tác động từ môi trường bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng... nếu không gây ảnh hưởng tới mùi của tổ thì nó tác động rất ít tới việc định vị tổ của chim. Bởi vậy chúng ta có thể thấy nhiều nhà yến sáng trưng hoặc nóng rang chim vẫn ở như thường vì nhà đứng gió, khả năng giữ mùi vẫn còn hoặc đang mùa thức ăn dồi dào chim vẫn có thể duy trì mùi trên tổ. Tôi nhận thấy rằng ở những nhà đông chim có các khu vực điều kiện môi trường không tốt như bình thường (nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, gió lùa, sáng nhiều) thì tổ thường to và dày cơm hơn những khu vực khác vì chúng thường xuyên phải quẹt tổ giữ mùi. Nhà yến vì vậy là tổng hợp các yếu tố của môi trường sao cho ở đó yến luôn có thể duy trì mùi lên tổ. Nóng và khô hay sáng và gió...không cần tất cả đều tốt. Tất cả đều tốt chưa chắc cho ra kết quả tốt.
     Các yếu tố tác động từ môi trường trong việc giữ mùi định vị tổ có ảnh hưởng không tốt tới điều kiện làm tổ thì nên cân bằng ở mức độ thấp. Độ ẩm cao rõ ràng tổ sẽ ít mất mùi nhưng nó lại làm mốc gỗ ảnh hưởng tới khả năng bám dính của chân tổ (hoặc nước bọt của chim lâu khô sẽ làm dính lông nhiều hơn cho tổ xấu) vì vậy nên cân bằng độ ẩm ở ngưỡng an toàn thấp hơn 80%. Nhiệt độ cao có biên độ biến thiên rộng có thể làm tổ co giản mạnh, thường làm bong phần bụng tổ ra khỏi ván, tổ chỉ còn dính bằng tai nhờ chim gia cố thường xuyên bằng dịch keo, vì vậy nhiệt độ nên duy trì ở mức 29 độ C với biên độ thấp cộng trừ 1 độ. Tuy nhiên các yếu tố khác không ảnh hưởng tới điều kiện làm tổ như gió và ánh sánh nên giữ ở điều kiện tốt để hỗ trợ giữ mùi cho các yếu tố nhiệt độ độ ẩm. Gió nên giữ ở tốc độ dưới 5m/s hoặc thấp hơn nữa. Sự dịch chuyển không khí trong nhà yến cần vừa đủ để cung cấp dưỡng khí cho chim, tránh làm tổ bị mất mùi, nên thiết kế sao cho gió dịch chuyển ở tầm thấp dưới sàn và dưỡng khí sẽ tự động khuếch tán lên tầm cao sát trần, nơi chim đu bám. Ánh sáng thường làm biến chất mùi của tổ nên cần hạn chế tối đa, các khu vực sáng thường tổ sẽ vàng và khô.
        Với các nhà yến đã có sự phát triển ổn định thì chúng ta đừng nên cố chỉnh sửa môi trường của nó hòng tìm kiếm sự phát triển bầy đàn đột biến. Chúng ta có thể phá vỡ một thế cân bằng tốt đã đạt được và tạo ra một thế cân bằng khác không tốt. Mở thêm thông gió, hoặc lắp thêm quạt thổi từ ngoài vào, hoặc cho thêm một số máy gà, máy siêu âm hoặc thậm chí đổi và mở thêm lỗ thu chim...có thể làm mất mùi tổ chim và chim mẹ lạc lối, dẫn tới chim con đói và chết hàng loạt. Đừng làm phiền lũ chim khi chúng đang phát triển tốt, chúng ta chỉ can thiệp khi nhà chim phát triển không tốt. Không có mẫu số chung cho các nhà yến thất bại, mỗi nhà yến muốn thành công đều có mật mã riêng mà chúng ta cần giải mã nó.

(còn tiếp)

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Vấn đề định vị tổ và làm tổ: Phần 1 - Khứu giác

Định vị tổ và làm tổ là 2 vấn đề cốt lõi của một nhà yến. Một cặp chim trưởng thành cần phải làm tổ để có ổ đẻ, chúng cần một nơi để quẹt tổ. Một cái tổ được chúng hoàn thành ít nhất trong 15 ngày và ở đó trong suốt thời gian đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con khoảng 70 ngày. Vậy vị trí tổ phải được định vị chính xác trong suốt thời gian 90 ngày, nếu không chim sẽ lạc lối và nhầm lẫn với hàng nghìn tổ khác. 
     Chim sẽ định vị tổ bằng nhiều khả năng khác nhau trên đường từ ngoài bay vào phòng làm tổ. Đầu tiên chúng sẽ bay theo thói quen hằng ngày sau khi vào miệng lỗ nếu không có sự thay đổi bất thường nào trên đường bay. Trong trường hợp ngược lại chúng sẽ phải sử dụng thêm khả năng định vị vật cản (vật cản phải lớn hơn 3.5 cm) bằng tiếng vang bằng cách chấp mỏ và nghe tiếng vọng dội lại, đây cũng là cách của những chúng chim non đi tham dò những nơi ở mới. Nhưng định vị bằng tiếng vang không thể phân biệt dc tổ, nếu như tiếng vọng lại có thể xác định dc tổ nhờ cấu trúc khác nhau giữa các tổ thì khi ta hái tổ chim sẽ lạc lối, hiển nhiên điều này không đúng. 
     Ngoài khả năng trên chim yến còn có một khả năng đặc biệt khác chỉ có ở một số ít họ chim, đó là khả năng phân biệt mùi nhờ khứu giác nhạy bén. Chim đánh dấu mùi của chúng không như những con thú đánh dấu lãnh thổ và tổ chim dính nhiều lông rõ ràng không phải là chuyện ngẫu nhiên. Tuy nhiên, khứu giác nhạy bén của chim cũng phải có một giới hạn nào đó, mùi đánh dấu trên tổ sẽ giảm dần dần. Tốc độ giảm mùi phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm, nhiệt độ của môi trường thậm chí nó còn phụ thuộc vào gió và ánh sáng. Trong môi trường khô, nhiệt độ cao, gió lộng, ánh sánh chiếu trực tiếp sẽ làm tổ mất mùi nhanh chóng. Chim phải liên tục làm mới mùi bằng cách tiếp tục quẹt tổ giống như em út xịt dầu thơm mỗi ngày. Dầu thơm giữ mùi càng lâu thì càng đắt tiền, chim quẹt tổ càng nhiều chim càng tốn sức và có thể mất khả năng quẹt tiếp để tạo mùi.....

(còn tiếp)

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Full chim nhà cũ, di đàn sang phần nhà mới mở rộng.

Viết theo thư yêu cầu mong kiếm vài ve không biết có dc không nữa, mọi người đọc bình luận cho vui. 

Thực ra các chủ sở hữu nhà Yến đã Full là những người có kinh nghiệm đầy mình, khi cầu tới tư vấn cũng là dạng hiếm gặp. Cơ sở để di dời dựa trên đặc tính trung thành và định vị tổ bằng khứu giác của chim yến.

Đặc tính trung thành của chim yến thiết nghĩ không cần phải bàn thêm vì điều đó là hiển nhiên. Nếu chúng giống như những loài chim biết bay khác không trung thành thì ta dại gì bỏ tiền đầu tư rất lớn dụ nó về rồi nó bay đi mất. Tôi đã từng chứng kiến những con chim (bố mẹ) du bám vào cánh cửa chống cú thâu đêm vì về quá trễ khi người bảo vệ buộc đóng cửa đi công việc.

Đặc tính định vị tổ bằng khứu giác nghe lạ nhưng cũng hiển nhiên và dễ hiểu. Giữa không gian mịt mù tối tăm, định vị bằng tiếng vang chỉ giúp chim phát hiện vật cản chứ không phát hiện ra vị trí tổ. Khả năng phân biệt mùi của chim yến là rất tốt, nếu so với Yến con người thuộc dạng điếc mùi. Chim yến định vị tổ nhờ phân dưới sàn 1 phần và định vị chủ yếu nhờ mùi từ lông dính trên tổ (chim yến sẽ phát hiện ra ngay trứng trong tổ không phải của mình vì nó đã đánh dấu mùi lên đó)

Vậy muốn di dời chim thì ta di dời tổ của nó. Các bác gỡ cẩn thận 1 vài tấm ván chim đã làm tổ dày đặc chuyển qua ráp vào khu vực mở rộng. Trước khi làm việc đó 1 tuần các bác phải thay đổi không gian trong nhà cũ bằng các vách ngăn tạm. Mục đích là tập cho chim dò tìm tổ trong không gian vừa thay đổi và quên đi đường bay theo quán tính lâu nay. Khi chim chưa kịp quen không gian vừa thay đổi trong nhà cũ thì ta di dời tổ qua khu mở rộng như đã nói ở trên, chim nhất định sẽ tìm ra tổ của nó mà không hề bị sốc.

Giải pháp đơn giản. Làm thử vài thanh tổ các bác sẽ thấy kết quả ngay. 

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Đối phó với thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết nóng thế này, bạn có giải pháp nào hạ nhiệt nhà yến của bạn chưa?

Nhà yến đẹp

Hai năm trước tôi tình cờ đi ngang qua ngôi nhà yến này ở quận 2. Một thiết kế thật đẹp cho cả người và yến, không biết tới nay thì nhà yến này như nào rồi hy vọng ngày nào đó có dịp đi ngang qua đây buổi chiều để coi yến bay thế nào, dạo này công việc nhiều quá.

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Tại sao tăng âm lượng trên máy mà âm lượng trên loa không tăng?

Bạn có bao giờ gặp trường hợp tăng âm lượng trên amply lên rất nhiều nhưng âm lượng ra loa tăng rất ít. Nhà yến mắc phải trường hợp này thường âm thanh rất yếu chim tăng rất chậm. Nguyên nhân của nó là do tình trạng đoản mạch của 1 trong một nhóm loa chức năng (ru, dẫn, cửa, nóc). Loa hỏng làm đoản mạch một line (L hoặc R) của amply khiến sụt dòng những loa tốt, âm lượng sụt giảm nghiêm trọng. Trong một số trường hợp loa đoản mạch làm amply rất nóng và bị cháy liên tục. Tôi đã chứng kiến rất nhiều nhà bị như vậy và đa số lượng chim rất ít và tăng rất chậm. Việc tìm ra loa hỏng trong hàng trăm cái loa trong nhà yến tối tăm là công việc cực nhọc, đôi khi bất lực và không thể tìm ra. Bạn có giải pháp nào khắc phục triệt để hư hỏng này chưa?

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Sự cố rạp hát Thanh Bình, sau một năm nhìn lại.

Sau 1 năm xảy ra sự cố rạp hát Thanh Bình - Ninh Thuận: 
1/. Giá yến thô Việt Nam sụt giảm 1/3 đi kèm với danh tiếng yến nội giảm, tạo điều kiện cho yến ngoại đang ngắc ngoải tràn vào Việt Nam tìm đất sống.
2/. Thông tư 35 ra đời khiến tốc độ phát triển nhà yến chậm lại dẫn đến tính cạnh tranh giảm, nhiều nhà yến sống lại sau các thất bại của kỹ thuật lang băm.
Video clip do Noname Swiftlet thực hiện.


Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Mạch chuyển điện tự động dùng relay kiếng

Sơ đồ điện:
Bình Acqui 12V-100AH: 2kk
 Sạc tự động 12V-100AH: 0.5kk
Relay kiếng 2 tiếp điểm: 0.1kk
Tổng thiệt hại: 2.6kk

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Hiệu quả của phương án dùng âm thanh đúng.

Đây là góc ảnh nhà tôi vào tháng 8/2013


Và đây cũng là góc ảnh đó vào tháng 4/2014



"Bạn đã làm điều đó như thế nào?"

Cú Heo



Cú Heo một loài cú không sợ ánh sáng đèn. Chúng bắt chim yến bằng cách buổi chiều chúng đậu ngay lỗ chuồng cu quay mặt ra ngoài chụp những chú chim đang đi ăn về. Buổi sáng chúng cũng đậu ngay lỗ chuồng cu nhưng quay mặt vô trong chụp những chú chim sắp sửa bay ra ngoài kiếm ăn. Cách bắt chúng chỉ có thể dùng bẫy hoặc dùng súng hơi bắn chúng. Cú heo tấn công nhà chim một cách rất thận trọng, ban đầu chúng sẽ đậu trên một vị trí cao ở xa nào đó để quan sát, sau đó chúng sẽ bớt dần khoảng cách cho đến lúc mạnh dạn đậu trên lỗ chuồng cu và đưa chân chụp những chú yến của chúng ta. Vì vậy ta nên đặt bẫy ở những vị trí cao gần nhà để bẫy chúng.


Bẫy chuột đặt trên cao.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Một nhà yến thành công!!!

Phân chim được lấy ra buổi sáng:
và buổi chiều:
Tổ chim của nhà chim này:

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Khắc phục ánh sáng nhà Yến không chuồng cu

Nhà chim này bị ảnh hưởng ánh sáng từ tháng 2 đến tháng 7 không tăng chim.

Từ dưới lên MB lầu 1,2,3 hiện trạng:

Từ dưới lên MB lầu 1,2,3 cải tạo:

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Nhà Yến, hoà vốn ngay khi đầu tư.

Trong những năm mài đũng quần trên các giảng đường từ KHTN tới BKTP, tôi được học về môn gọi là Kinh tế học gồm 2 phần Vĩ mô và Vi mô. Thực tới giờ tôi chả còn nhớ gì về nó, chữ thầy tôi trả lại cho thầy coi như gần hết. Sau này ra đi làm, đụng với ngân hàng nghe họ nói nhiều về phương án kinh doanh như nào cho có hiệu quả để được vay tiền. Đại khái là ta muốn đầu tư một cái gì thì ta cần phải có vốn. Vốn của ta bỏ ra được thu lại dần dần qua các năm, cho đến một lúc nào đó thì ta bước tới điểm hòa vốn rồi sau đó là ta cứ việc lụm tiếp trong những năm sau cho đến khi các tài sản đầu tư ban đầu đã khấu hao hết, dự án kết thúc. Nhưng thực tế nó khác, nó như là một hành trình, trên hành trình đó ta cõng trên vai người bạn thân thiết là chi phí thường niên rất khó chịu, nó có thể phình to khi rủi ro tới: lãi suất ngân hàng nhảy vọt, lương công nhân tăng cao và hàng tồn kho dài dài...khiến ta không cất bước đi nổi, cái phần trăm kỳ vọng nằm dưới mo, ta trở thành lực sỹ Lý Đức lúc nào không biết, suốt  ngày phải gồng. Người bạn đó có thể khiến ta không bước tới được điểm hòa vốn khi tài sản đã hết khấu hao.

Nghề Yến là một trong số ít nghề không tuân theo nguyên tắc kinh tế đó. Vốn nhàn rỗi của bạn bỏ ra 1 đồng thì nó vẫn luôn còn 1 đồng chứ không bị khấu hao. Giá trị 1 đồng đó sẽ luôn tăng theo năm tháng có thể chậm hoặc nhanh, bạn đã hòa vốn ngay khi đầu tư, các năm sau bạn chỉ "lụm" mà thôi. Vấn đề ở chỗ phải chọn đúng nhà tư vấn cùng đầu tư với bạn để họ gia tăng nhanh giá trị 1 đồng mà bạn đã bỏ ra. Bạn sẽ giảm được các chi phí không cần thiết ngay từ ban đầu và vốn của bạn luôn được chăm sóc bởi nhà tư vấn hùn vốn với bạn.