Trang

Chương trình hợp tác đầu tư nhà yến:

Các vấn đề nhà yến và tổ yến xin liên hệ: phomoi@gmail.com hoặc tại: 138-140 Bà Hạt phường 9 quận 10, Dt: 0908470896. Chân thành cảm ơn.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Lỗ thu chim

Miệng lỗ thu chim là nơi phân chia không gian trong ngoài của một nhà chim. Nơi chim thường thể hiện hành động "vụt" đặc trưng của loài Yến (swift nghĩa là vụt). Lỗ chim đạt yêu cầu là lỗ mà chim ra vô ào ào bất kể nó quay hướng nào, Đông Tây Nam Bắc hoặc chỉa thẳng lên trời. Tuy nhiên lỗ thu chim cần phải phù hợp với đường lượn của chim từ ngoài vào lỗ và từ lỗ vào phòng làm tổ. Đường bay của chim từ ngoài vào lỗ được định hướng bởi loa nóc. Loa nóc nên đặt đúng theo tâm của miệng lỗ và cao hơn tâm miệng lỗ tầm 1 mét. Chim sẽ lượn vòng quanh loa nóc và dễ dàng phát hiện ra miệng lỗ một cách nhanh nhất trước khi chúng muốn rời đi. Loa miệng lỗ được lắp đặt sao cho tổ hợp các loa lỗ có vị trí ngay tâm miệng lỗ để chim không bay lệch lên trên hoặc lệch xuống dưới khiến chim cảm thấy vướng víu khó chịu cũng như không đúng với thực tế tự nhiên. Nghĩa là tại miệng lỗ âm thanh nghe như được vọng từ trong nhà ra ngoài giống như âm ở ngoài tự nhiên, vậy chim mới mạnh dạn bay vô dc. Quỹ đạo bay từ miệng lỗ tới phòng làm tổ phải trơn tru không dc khúc khuỷu để giảm thời gian chim phải tham dò mà bay thẳng vào phòng tổ luôn. Nhiệt độ của khu vực này phải mát dần từ miệng lỗ vào trong, chim không phải bay qua một khu vực nóng nào khiến chim phải dội ngược về miệng lỗ. Cách lựa chọn kiểu miệng lỗ khôn ngoan là làm y như một nhà chim nào đã thành công gần đấy. Nhà chỉ nên làm 2 kiểu miệng lỗ khác nhau khi nó ở gần cả 2 nhà có kiểu miệng lỗ khác nhau mà đều đã thành công (trường hợp này rất hiếm), mục đích để hút chim con của hai nhà đó luôn. Chuyện miệng lỗ không đón hướng chim đi ăn về cũng không có gì phải quá băng khăng lăn tăn cả, chúng ta sẽ hút nó về bằng một số giải pháp đơn giản khác về âm thanh. Lâu dần chim sẽ thích nghi và tạo ra thói quen bay lượn theo địa hình căn nhà chúng đang trú ngụ....

Nếu các bác có xem các clip trên u_tip về yến đảo thì sẽ thấy rằng vào cuối ngày chim sẽ quần tụ trước cửa hang (miệng lỗ ngoài tự nhiên) như một đám mây xoáy ốc, rồi từng con từng nhóm tách cái vòng xoáy đó lao vùn vụt vô miệng lỗ. Hãy xem điều đó như là tập tính của chim. Theo thống kê, tất cả các cửa hang Yến trên cả nước, không có cửa hang nào hướng Tây cả, hướng của chim đi ăn từ đất liền về. Đó là sự lựa chọn tự nhiên của chim yến chứ không phải các đảo ở nước ta không có miệng hang nào hướng Tây ( sm=21 ). Miệng lỗ liên quan với bên trong nhà yến nhiều hơn với bên ngoài, nói thế có nghĩa là các yếu tố bên trong quyết định miệng lỗ. Loa nóc đánh lừa chim như có 1 bầy đang quần đông trước nhà, còn loa lỗ đánh lừa chim như có 1 bầy chim bên trong nhà. Quan trọng là ta phải bố trí 2 loại loa này cho đúng mới lừa dc chúng. Nên nhớ rằng chúng ta dụ chim có cánh chứ không phải dụ chim đi bộ nên khái niệm đường lớn hay nhỏ không có ý nghĩa gì ở đây. Trên thực tế có những nhà do chậm chim họ tiến hành đổi hướng cửa và đạt được hiệu quả tốt, đó không phải là trúng hướng chim đi ăn về mà hướng cửa mới đó phù hợp với nội bộ bên trong ngôi nhà của họ.

Căn bản dụ chim bằng âm thanh



Hôm nay tôi đề cập tới việc dùng âm thanh để dụ chim. Dụ chim không phải chỉ bật âm thanh ngoài lên là chim nó tới, mở loa ru bên trong 24/7 là chim nó ở. Dụ chim ta phải có phương án dụ chim rõ ràng mới mong có xác suất thành công cao. Vậy phương án dụ chim như thế nào? Trước hết ta nói tới đối tượng dụ chim của chúng ta phải là chim con mới ra ràng. Đây là lứa chim vừa đủ lông đủ cánh theo chim bố mẹ đi kiếm ăn và kiếm nơi cư ngụ mới. Lứa chim đang dc bố mẹ tập cho cách tìm vùng thức ăn, dạy cho cách bay tới đâu vào buổi sáng và bay hướng nào về tổ buổi chiều muội, dạy cho cách giao tiếp bằng âm thanh với nhau, dạy cho cách chấp mỏ trong bóng đêm...Nói chung đó là lứa chim đang tuổi học trò và rất tò mò.

Rõ ràng phương án cho âm ngoài là phải dùng tiếng yêu thích của đám choai choai này. Dùng nó, tiếng sẽ không bị lờn vì đối tượng của ta là chim mới, âm thanh nào cũng là mới, khi ta dụ dc thì nó đã trú ngụ ở nhà ta rồi, có lờn đi nữa chim đã là của ta. Và các lứa choai choai tiếp lại tiếp bước theo đàn anh tới nhà ta. Cách bố trí loa theo hình vẽ của bài trước các bác quay lại xem giúp.

Phương án dùng ân thanh dẫn giờ như thế nào đây? Theo ý tôi âm dẫn cũng chỉ là âm thanh ngoài, thứ tiếng nó mới vừa nghe dc bay tới chơi trên nóc. Âm dẫn phát huy tác dụng dc là nhờ cách bố trí loa dẫn có đúng không. Vai trò thứ nhất của âm dẫn đương nhiên là dẫn chim vào phòng lượn và vào phòng làm tổ. Âm lượng từ lỗ thu chim vào tới nơi sâu nhất phải tăng dần đều để chim càng vào sâu càng cuốn hút mà không muốn bay ra. Muốn vậy hệ thống loa phải cùng một loại và càng vào trong loa dẫn càng nhiều. Điều đó rất quan trọng. Trên mặt bằng, nên bố trí một tuyến loa dẫn lệch về 1 bên, cách tường và trần khoảng 30-> 50 cm vì chim thấy an toàn khi bay như vậy (người ta hay khuyên xịt mùi lên tường cách trần 30->50cm là vậy). Hệ thống loa âm thanh dẫn cuối nhà còn một nhiệm cực kỳ quan trọng là trung chuyển chim mới đậu tạm vào ban ngày qua loa ru vào ban đêm. Như vậy, nơi bắt loa dẫn phải có thanh làm tổ để chim mới đu bám vào ban ngày và âm thanh dẫn phải dc tắt đi vào ban đêm lúc chim đã về sau 30 phút. Trong trường hợp, chim mới bay ra các bác cũng đừng sốt ruột. Hôm nay bay ra, ngày mai bay ra, rất có thể ngày mốt chúng ở lại. Nếu mở âm dẫn suốt đêm chim mới sẽ nằm lại đó, như vậy ngày mai không còn chỗ cho chim mới khác đậu.

Phương án dùng loa và âm ru, các bác nên dùng 2 amply chạy ngày và đêm khác nhau. Một là để chạy luân phiên âm ly đỡ nóng, đỡ méo tiếng. Hai là có thể canh âm lượng cho máy đêm lớn hơn máy ngày một chút. Mục đích khi tắt âm dẫn chim mới bị lôi cuốn về loa ru liền mà không hoảng hốt dọt ra ngoài. Mật độ loa ru phía bên ngược lại với loa dẫn nên bố trí dày hơn để hút chim mới qua nhanh hơn. Âm thanh nội bộ trong nhà ảnh hưởng tới chất lượng tổ rất nhiều. Các bác phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng mới áp dụng tốt dc. Âm ru xấu có thể làm cho chim giật mình khi đang làm tổ khiến cho tổ không dc tròn đều và có nhiều lông bám dính. Ngoài ra còn có phương án lắp loa ru theo dạng nối tiếp rồi song song kết hợp. Lúc ấy ta có thể bố trí đc loa nào phát tiếng lớn loa nào phát tiếng nhỏ bất cứ đâu ta muốn. Đơn giản vì nếu 5 loa nối tiếp mắc song song với 6 loa nối tiếp thì âm lượng của mỗi loa trong nhóm 5 sẽ lớn hơn trong nhóm 6 lúc đó bạn muốn chim đi về đâu tùy theo ý bạn.