Trang

Chương trình hợp tác đầu tư nhà yến:

Các vấn đề nhà yến và tổ yến xin liên hệ: phomoi@gmail.com hoặc tại: 138-140 Bà Hạt phường 9 quận 10, Dt: 0908470896. Chân thành cảm ơn.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Ổn định môi trường nhà Yến



Đầu tiên, ta tìm hiểu điều kiện ngoài tự nhiên của yến đảo. Trước đây, khi nhắc tới Yến thì chắc chắn đó là yến đảo, khái niệm Yến nhà hoàn toàn chưa có. Yến sống ngoài đảo, dĩ nhiên xung quanh có biển bao bọc. Nhiệt độ nước biển tầng mặt ở miền Trung và miền Nam mùa Đông dao động từ 25-27 độ C. Với nhiệt độ này không khí trong hang yến nhờ đối lưu luôn được sưởi ấm, là điều kiện tuyệt vời để chim trú ngụ. Cũng có một số hang yến đáy khô nhưng nhờ hang có khối tích đá lớn nhiệt hấp thu tích lũy nhiều cùng với bên ngoài nước biển ấm nên vẫn điều hòa không khí trong hang khá tốt. Tuy vậy, so với hang đáy nước, hang đáy khô luôn cho sản lượng thấp hơn rất nhiều.

Tiếp theo, ta xét tới yến nhà thời kỳ chim ở tự nhiên. Yếu tố biển không còn, chim tới ở tự nhiên thường chọn các công trình có khối tích lớn, rộng và tường rất dày như nhà hát, chùa hoặc biệt thự xưa các loại...Các công trình nằm trong các khu vực ấm và có mật độ xây dựng dày, nơi địa hình làm giảm tối đa vận tốc gió. Tuy nhiên điều kiện cũng chẳng thể tuyệt vời như ngoài đảo biển, cần phải có bàn tay con người giúp sức thêm để điệu kiện môi trường bên trong công trình đạt nhất có thể.

Và cuối cùng là các công trình nhà yến của chúng ta. Trong vai trò chim yến chọn nơi ở mới, chúng ta chỉ thích ở những nơi có môi trường thật ổn định. Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng luôn dao động với biên độ nhỏ nhất. Muốn vậy ta nên tránh các điều kiện khí hậu cực đoan. Nếu nóng quá hoặc lạnh quá ta có thể xây tường 2 lớp cách nhiệt và quan niệm mái nhà cũng là tường nhưng nằm ngang. Để khử cùng lúc các hướng truyền nhiệt bằng bức xạ, đối lưu và dẫn nhiệt, ta có thể trải các lớp cách nhiệt Cát tường bên trong hoặc có thể dùng kỹ thuật dân gian, đất bùn trộn rơm trấu v.v.. cũng ok. Vào đầu mùa đông hướng gió lạnh chủ đạo từ hướng Đông Bắc một thời gian chuyển dần sang chính Đông. Vào cuối mùa đã bớt lạnh, gió đổi về hướng Đông Nam. Cho nên các hướng lấy dưỡng khí vào mùa đông, đặt ở hướng Đông và Bắc nên làm ở vị trí thấp sát với sàn nhà để không khí lạnh chìm xuống sàn và không làm lạnh chim. Vào mùa hè hướng gió mát chủ đạo là hướng Nam, sau chuyển dần sang Tây Nam,  cuối cùng và nóng nhất là chính Tây. Như vậy, hướng Tây nên bít hoàn toàn các lổ thông hơi, chỉ mở lỗ theo hướng Nam và đặt ở trên. Song song với việc thông gió ổn định nhiệt một cách tự nhiên, có thể bổ sung thêm các biện pháp ổn định nhân tạo, lạnh thì sưởi ấm bằng đèn (loại 250-500w cho 300 con) kết hợp thêm may so, nóng thì dùng phun sương có kèm bình lạnh...

1 nhận xét: