Trang

Chương trình hợp tác đầu tư nhà yến:

Các vấn đề nhà yến và tổ yến xin liên hệ: phomoi@gmail.com hoặc tại: 138-140 Bà Hạt phường 9 quận 10, Dt: 0908470896. Chân thành cảm ơn.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Vấn đề nuôi chim xứ lạnh: Phần 1 - Vùng chim và hành lang di thực.

    Chưa bao giờ tôi cảm thấy khó khăn như vậy khi viết bài về yến. Khó khăn không đến từ yến mà từ chủ đầu tư và các nhà tư vấn kỹ thuật nuôi yến xứ lạnh.

    Ngành nuôi yến trong nhà ở Việt Nam bắt đầu cách đây 10 năm. Trước đó 10 năm đã có một lượng yến di thực vào miền Nam Việt Nam, chúng ở những nơi không do con người dụ. Nguyên nhân sâu xa của cuộc di thực là do sự bùng nổ sinh sản tự nhiên của đàn yến ở vùng chim cũ, môi trường không còn đáp ứng nhu cầu trú ẩn mới và tìm kiếm thức ăn của chim ra ràng dẫn tới gia tăng cơ học đàn yến ở một vùng chim mới.

    Giữa 2 vùng chim cũ mới sẽ hình thành 1 hành lang di thực, những nhà chim nằm trên hành lang này sẽ phát triển nhanh. Chiều dài hành lang giữa 2 vùng chim cũ mới sẽ phụ thuộc vào quảng đường bay tối thiểu tìm thức ăn trong 1 ngày của đàn yến. Chiều rộng hành lang sẽ là tầm nhìn xa bao nhiêu km của chim trong thời tiết đặc trưng trong năm. Hình dạng hành lang di thực sẽ phụ thuộc vào địa hình địa mạo và có thể thay đổi chút ít tùy theo mùa gió, chuỗi nhà thành công nhất của vùng sẽ nằm trên hành lang này, nhà xa nhất nằm trên hành lang sẽ là nhà phát triển đột biến và nhanh nhất vùng.

    Vùng chim khởi thủy nằm ở xứ Vạn Đảo - Indonesia, nơi bằng một cú hích nào đó (động đất, núi lửa, sóng thần, cháy rừng....) đàn chim đảo tự thuần hóa thành chim ở trong nhà. Đàn chim phát triển và bắt đầu hành trình di thực của nó, từ Inđô qua Malai, Thái Lan, Campuchia rồi đến Việt Nam. Đến vùng chim mới, chim cũ bắt cặp với chim đảo tại chỗ tạo ra giống chim mới nhưng tập tính ở trong nhà vẫn được duy trì. Vùng chim mới sau khi hình thành nhanh chóng phát triển (đây là thời kỳ dễ dẫn dụ chúng vào nhà ở nhất) chúng lại di thực tới 1 vùng chim mới nữa, khả năng chúng theo hành lang cũ trở về vùng chim ban đầu làm vai trò người kế tục lớp chim già. Các vùng chim dựa vào nhau ngày càng phát triển.


Tuy là Lộc trời nhưng có vay có trả.