Trang

Chương trình hợp tác đầu tư nhà yến:

Các vấn đề nhà yến và tổ yến xin liên hệ: phomoi@gmail.com hoặc tại: 138-140 Bà Hạt phường 9 quận 10, Dt: 0908470896. Chân thành cảm ơn.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Van từ trong hệ thống hạ nhiệt bù ẩm nhà Yến


Van từ là van đóng mở bằng điện điều đó làm ta tự động hóa việc đóng mở van thông qua các relay cảm biến hoặc thời gian (timer). Trong một nhà yến nhiều tầng, ví dụ 3 tầng chẳng hạn, việc ổn định nhiệt độ độ ẩm được thiết lập riêng biệt cho từng tầng, có nghĩa là mỗi tầng ta có một bộ điều khiển nhiệt ẩm, tầng nào thiếu ẩm thì máy sẽ phun sương ở tầng đó. Vấn đề là bạn cần phải có bao nhiêu máy bơm phun sương? 3 máy cho 3 tầng cộng với 1 máy cho phun sương bên ngoài, có nghĩa là cần 4 máy? Các máy hoặc là được nối với nước thủy cục hoặc là bồn nước nằm trên mái, do áp lực dư từ nguồn nước các đầu péc luôn bị rỉ nước 24/24 và nhà bạn lúc nào cũng sủng nước. 
Máy phun sương hiện nay có công suất 40 péc có thể bố trí đủ cho một căn nhà yến loại vừa có tổng diện tích sàn khoảng 300 m2, mỗi tầng 10 péc và trên mái 10 péc. Điều rắc rối ở đây là 3 tầng không có cùng nhu cầu bù ẩm cùng lúc. Tầng trên cùng sẽ là nơi khả năng thiếu ẩm nhiều nhất và tầng dưới cùng dĩ nhiên là nơi sẽ dư ẩm. Việc xài một máy cho cả 3 tầng sẽ không kiểm soát dc, nhiều nhà tầng dưới cùng gỗ bị mốc xanh lè, tầng trên cùng thì khô rang.

Vấn đề được giải quyết một cách gọn gàn bằng cách sử dụng van từ. Với một máy phun 20 péc chúng ta có thể cho phun đồng thời ngoài trời 10 péc + 10 péc phun trong nhà lần lượt luân phiên tầng trệt, lầu 1 và lầu 2. Tại mỗi nhánh ống dẫn vào mỗi tầng ta đặt 1 van từ để kiểm soát việc đóng mở tự động này. Timer mini kết nối trực tiếp với bộ cảm biến sẽ cho phép tầng nào được phun, tầng nào phải ngưng. Như vậy tính tại 1 thời điểm chỉ có tối đa 20 đầu péc được phun. Tầng trên phun trước tầng dưới phun sau để khống chế khả năng thiếu ẩm tầng trên và dư ẩm ở tầng dưới.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Ổn định môi trường nhà Yến



Đầu tiên, ta tìm hiểu điều kiện ngoài tự nhiên của yến đảo. Trước đây, khi nhắc tới Yến thì chắc chắn đó là yến đảo, khái niệm Yến nhà hoàn toàn chưa có. Yến sống ngoài đảo, dĩ nhiên xung quanh có biển bao bọc. Nhiệt độ nước biển tầng mặt ở miền Trung và miền Nam mùa Đông dao động từ 25-27 độ C. Với nhiệt độ này không khí trong hang yến nhờ đối lưu luôn được sưởi ấm, là điều kiện tuyệt vời để chim trú ngụ. Cũng có một số hang yến đáy khô nhưng nhờ hang có khối tích đá lớn nhiệt hấp thu tích lũy nhiều cùng với bên ngoài nước biển ấm nên vẫn điều hòa không khí trong hang khá tốt. Tuy vậy, so với hang đáy nước, hang đáy khô luôn cho sản lượng thấp hơn rất nhiều.

Tiếp theo, ta xét tới yến nhà thời kỳ chim ở tự nhiên. Yếu tố biển không còn, chim tới ở tự nhiên thường chọn các công trình có khối tích lớn, rộng và tường rất dày như nhà hát, chùa hoặc biệt thự xưa các loại...Các công trình nằm trong các khu vực ấm và có mật độ xây dựng dày, nơi địa hình làm giảm tối đa vận tốc gió. Tuy nhiên điều kiện cũng chẳng thể tuyệt vời như ngoài đảo biển, cần phải có bàn tay con người giúp sức thêm để điệu kiện môi trường bên trong công trình đạt nhất có thể.

Và cuối cùng là các công trình nhà yến của chúng ta. Trong vai trò chim yến chọn nơi ở mới, chúng ta chỉ thích ở những nơi có môi trường thật ổn định. Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng luôn dao động với biên độ nhỏ nhất. Muốn vậy ta nên tránh các điều kiện khí hậu cực đoan. Nếu nóng quá hoặc lạnh quá ta có thể xây tường 2 lớp cách nhiệt và quan niệm mái nhà cũng là tường nhưng nằm ngang. Để khử cùng lúc các hướng truyền nhiệt bằng bức xạ, đối lưu và dẫn nhiệt, ta có thể trải các lớp cách nhiệt Cát tường bên trong hoặc có thể dùng kỹ thuật dân gian, đất bùn trộn rơm trấu v.v.. cũng ok. Vào đầu mùa đông hướng gió lạnh chủ đạo từ hướng Đông Bắc một thời gian chuyển dần sang chính Đông. Vào cuối mùa đã bớt lạnh, gió đổi về hướng Đông Nam. Cho nên các hướng lấy dưỡng khí vào mùa đông, đặt ở hướng Đông và Bắc nên làm ở vị trí thấp sát với sàn nhà để không khí lạnh chìm xuống sàn và không làm lạnh chim. Vào mùa hè hướng gió mát chủ đạo là hướng Nam, sau chuyển dần sang Tây Nam,  cuối cùng và nóng nhất là chính Tây. Như vậy, hướng Tây nên bít hoàn toàn các lổ thông hơi, chỉ mở lỗ theo hướng Nam và đặt ở trên. Song song với việc thông gió ổn định nhiệt một cách tự nhiên, có thể bổ sung thêm các biện pháp ổn định nhân tạo, lạnh thì sưởi ấm bằng đèn (loại 250-500w cho 300 con) kết hợp thêm may so, nóng thì dùng phun sương có kèm bình lạnh...

Vấn đề phòng Vip


Phòng Vip được xây dựng với tiêu chí nào? Dựa trên tập tính của chim hay dựa trên hiệu quả kinh tế nghĩa là chim sẽ ở đâu trước ta đầu tư trọng tâm trước chỗ đó, không đầu tư lang mang gây lãng phí.

Tôi cho rằng đầu tư vào phòng vip phải dựa trên cả 2 tiêu chí. 
Trước hết là dựa trên tập tính của chim. Nếu để tự nhiên mật độ chim phụ thuộc rất nhiều vào qui luật của ánh sáng. Các nhà mở lỗ theo hướng Tây chim có xu hướng ở tầng trên, các nhà mở lổ theo hướng Đông chim có xu hướng ngược lại. Cho nên nhà mở lổ theo hướng Tây thì phải chú trọng nhiệt độ độ ẩm nhiều hơn vì tầng này nhiệt độ cao ẩm độ kém. Phòng Vip cũng nên bố trí ở đây với hệ thống loa ru dày hơn, tăng cường thêm mùi và ổn định lâu dài nhiệt ẩm độ và hạn chế ra vào thường xuyên. Vì là tầng chim chọn đầu tiên nên hệ thống loa dẫn của tầng này vừa phải không cần lắp đặt nhiều. Sau đó, các tầng dưới cần tăng cường âm dẫn để lôi kéo chim xuống nhưng không cần bố trí phòng VIP vì sẽ không hiệu quả, khí ẩm và mát cộng với mùi của tầng trên tràn xuống hỗ trợ thêm mà không cần phải bổ xung nhiều như tầng trên. Các tầng dưới ta nên mở lỗ thông tường nhiều hơn tầng trên để tránh hiện tượng mốc gỗ do dư ẩm. Mọi chuyện sẽ ngược lại nếu ta mở lỗ theo hướng Đông.

Đối với tôi, tôi không thích mở lỗ theo hướng Đông hoặc Tây vì trong nhà chim sẽ tồn tại nhiều khu vực chim ở không thuận theo tự nhiên mà phải dụ dỗ lôi cuốn bằng âm dẫn như đã đề cập tới ở trên. Cá nhân tôi thích mở lỗ chim theo hướng Nam hoặc hướng Bắc, tùy điều kiện từng nhà mà ta chọn 1 trong 2. Ví dụ nếu mở lỗ hướng Nam thì khi vào mùa đông mặt trời thiên về phương Nam, nhà chim sẽ rớt vào trường hợp như mở lỗ chim về hướng Đông chim có xu hướng ở các tầng dưới. Rồi vào mùa hè mặt trời thiên về phương Bắc, với nhà chim có lỗ hướng Nam, chim có xu hướng ở các tầng trên. Như vậy trong một năm dụ chim, mùa đông ta dụ chim xuống tầng dưới một cách tự nhiên tự nguyện, còn mùa hè ta dụ chim ở tầng trên cũng một các tự nguyện tự nhiên. Như vậy chim sẽ ở đều mà không cần phải bố trí các phòng Vip, không cần phải định hướng dẫn đường quá nhiều bằng âm dẫn. Các vách ngăn trên bản vẽ của tôi không phải mục đích ngăn phòng tạo Vip mà chính phục vụ ý đồ ẩn náu và thoát thân của chim giống như chim hay tìm vị trí góc để làm tổ, ngoài ra nó còn vì nội dung ý đồ khác nữa nhưng chưa đề cập tới.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Căn bản dụ chim bằng mùi




Trong tất cả các yếu tố để dụ Yến chỉ có yếu tố duy nhất dc quyền thay đổi một cách đột ngột đó chính là âm thanh. Còn lại các yếu tố khác đều phải ổn định và thay đổi từ từ mới giữ chim con ở lại dc.

Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mùi đều phải ổn định và là các yếu tố hỗ trợ cho âm thanh dụ chim và giữ chim ở lại. Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng nó lại rất quan trọng. Ở đây đang nói về mùi. Mùi tạo cho chim cảm giác ngôi nhà gần gủi với ngôi nhà đã ở (mùi bầy đàn), tạo cảm giác đồng loài như phản phất thấp thoáng đâu đây nên nằm đu bám chờ đợi (cảm giác yêu đương). Nhưng nó không dc tăng lên một cách đột ngột rồi từ từ biến mất, rồi lại tăng lên đột ngột khi ta châm thêm. Lượng mùi cho vào nhà yến cũng phải phù hợp với âm lượng trong nhà yến. Mùi quá nồng nặc mà âm lượng quá nhỏ là không đúng và ngược lại, chim sẽ phát hiện ngay sự giả dối và chúng ta thất bại. Cùng với nhiệt độ độ ẩm ánh sáng, mùi dc đưa vào đều đều hàng ngày y như ngoài tự nhiên vậy. Làm điều đó như thế nào thì cũng không quá khó.

Mùi bầy đàn thì chính là phân và lông trong phân. Mùi xxx chính là tổ và lông trên tổ.

Sức khỏe là vàng.


Thực đơn hoàng gia, bát trân đương đại.

Tổ yến tiêu chuẩn

Tổ trắng to tròn ít lông là mục tiêu phấn đấu của các chủ nhà Yến.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Thông tầng và đường bay

Nhà Yến: một trệt, hai lầu, một chuồng cu, kích thước 5x20 = 100 m2
Hình ảnh thực tế
Dẫn chim xuống tầng trệt
Sáu tháng sau khai trương.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Lỗ thu chim

Miệng lỗ thu chim là nơi phân chia không gian trong ngoài của một nhà chim. Nơi chim thường thể hiện hành động "vụt" đặc trưng của loài Yến (swift nghĩa là vụt). Lỗ chim đạt yêu cầu là lỗ mà chim ra vô ào ào bất kể nó quay hướng nào, Đông Tây Nam Bắc hoặc chỉa thẳng lên trời. Tuy nhiên lỗ thu chim cần phải phù hợp với đường lượn của chim từ ngoài vào lỗ và từ lỗ vào phòng làm tổ. Đường bay của chim từ ngoài vào lỗ được định hướng bởi loa nóc. Loa nóc nên đặt đúng theo tâm của miệng lỗ và cao hơn tâm miệng lỗ tầm 1 mét. Chim sẽ lượn vòng quanh loa nóc và dễ dàng phát hiện ra miệng lỗ một cách nhanh nhất trước khi chúng muốn rời đi. Loa miệng lỗ được lắp đặt sao cho tổ hợp các loa lỗ có vị trí ngay tâm miệng lỗ để chim không bay lệch lên trên hoặc lệch xuống dưới khiến chim cảm thấy vướng víu khó chịu cũng như không đúng với thực tế tự nhiên. Nghĩa là tại miệng lỗ âm thanh nghe như được vọng từ trong nhà ra ngoài giống như âm ở ngoài tự nhiên, vậy chim mới mạnh dạn bay vô dc. Quỹ đạo bay từ miệng lỗ tới phòng làm tổ phải trơn tru không dc khúc khuỷu để giảm thời gian chim phải tham dò mà bay thẳng vào phòng tổ luôn. Nhiệt độ của khu vực này phải mát dần từ miệng lỗ vào trong, chim không phải bay qua một khu vực nóng nào khiến chim phải dội ngược về miệng lỗ. Cách lựa chọn kiểu miệng lỗ khôn ngoan là làm y như một nhà chim nào đã thành công gần đấy. Nhà chỉ nên làm 2 kiểu miệng lỗ khác nhau khi nó ở gần cả 2 nhà có kiểu miệng lỗ khác nhau mà đều đã thành công (trường hợp này rất hiếm), mục đích để hút chim con của hai nhà đó luôn. Chuyện miệng lỗ không đón hướng chim đi ăn về cũng không có gì phải quá băng khăng lăn tăn cả, chúng ta sẽ hút nó về bằng một số giải pháp đơn giản khác về âm thanh. Lâu dần chim sẽ thích nghi và tạo ra thói quen bay lượn theo địa hình căn nhà chúng đang trú ngụ....

Nếu các bác có xem các clip trên u_tip về yến đảo thì sẽ thấy rằng vào cuối ngày chim sẽ quần tụ trước cửa hang (miệng lỗ ngoài tự nhiên) như một đám mây xoáy ốc, rồi từng con từng nhóm tách cái vòng xoáy đó lao vùn vụt vô miệng lỗ. Hãy xem điều đó như là tập tính của chim. Theo thống kê, tất cả các cửa hang Yến trên cả nước, không có cửa hang nào hướng Tây cả, hướng của chim đi ăn từ đất liền về. Đó là sự lựa chọn tự nhiên của chim yến chứ không phải các đảo ở nước ta không có miệng hang nào hướng Tây ( sm=21 ). Miệng lỗ liên quan với bên trong nhà yến nhiều hơn với bên ngoài, nói thế có nghĩa là các yếu tố bên trong quyết định miệng lỗ. Loa nóc đánh lừa chim như có 1 bầy đang quần đông trước nhà, còn loa lỗ đánh lừa chim như có 1 bầy chim bên trong nhà. Quan trọng là ta phải bố trí 2 loại loa này cho đúng mới lừa dc chúng. Nên nhớ rằng chúng ta dụ chim có cánh chứ không phải dụ chim đi bộ nên khái niệm đường lớn hay nhỏ không có ý nghĩa gì ở đây. Trên thực tế có những nhà do chậm chim họ tiến hành đổi hướng cửa và đạt được hiệu quả tốt, đó không phải là trúng hướng chim đi ăn về mà hướng cửa mới đó phù hợp với nội bộ bên trong ngôi nhà của họ.

Căn bản dụ chim bằng âm thanh



Hôm nay tôi đề cập tới việc dùng âm thanh để dụ chim. Dụ chim không phải chỉ bật âm thanh ngoài lên là chim nó tới, mở loa ru bên trong 24/7 là chim nó ở. Dụ chim ta phải có phương án dụ chim rõ ràng mới mong có xác suất thành công cao. Vậy phương án dụ chim như thế nào? Trước hết ta nói tới đối tượng dụ chim của chúng ta phải là chim con mới ra ràng. Đây là lứa chim vừa đủ lông đủ cánh theo chim bố mẹ đi kiếm ăn và kiếm nơi cư ngụ mới. Lứa chim đang dc bố mẹ tập cho cách tìm vùng thức ăn, dạy cho cách bay tới đâu vào buổi sáng và bay hướng nào về tổ buổi chiều muội, dạy cho cách giao tiếp bằng âm thanh với nhau, dạy cho cách chấp mỏ trong bóng đêm...Nói chung đó là lứa chim đang tuổi học trò và rất tò mò.

Rõ ràng phương án cho âm ngoài là phải dùng tiếng yêu thích của đám choai choai này. Dùng nó, tiếng sẽ không bị lờn vì đối tượng của ta là chim mới, âm thanh nào cũng là mới, khi ta dụ dc thì nó đã trú ngụ ở nhà ta rồi, có lờn đi nữa chim đã là của ta. Và các lứa choai choai tiếp lại tiếp bước theo đàn anh tới nhà ta. Cách bố trí loa theo hình vẽ của bài trước các bác quay lại xem giúp.

Phương án dùng ân thanh dẫn giờ như thế nào đây? Theo ý tôi âm dẫn cũng chỉ là âm thanh ngoài, thứ tiếng nó mới vừa nghe dc bay tới chơi trên nóc. Âm dẫn phát huy tác dụng dc là nhờ cách bố trí loa dẫn có đúng không. Vai trò thứ nhất của âm dẫn đương nhiên là dẫn chim vào phòng lượn và vào phòng làm tổ. Âm lượng từ lỗ thu chim vào tới nơi sâu nhất phải tăng dần đều để chim càng vào sâu càng cuốn hút mà không muốn bay ra. Muốn vậy hệ thống loa phải cùng một loại và càng vào trong loa dẫn càng nhiều. Điều đó rất quan trọng. Trên mặt bằng, nên bố trí một tuyến loa dẫn lệch về 1 bên, cách tường và trần khoảng 30-> 50 cm vì chim thấy an toàn khi bay như vậy (người ta hay khuyên xịt mùi lên tường cách trần 30->50cm là vậy). Hệ thống loa âm thanh dẫn cuối nhà còn một nhiệm cực kỳ quan trọng là trung chuyển chim mới đậu tạm vào ban ngày qua loa ru vào ban đêm. Như vậy, nơi bắt loa dẫn phải có thanh làm tổ để chim mới đu bám vào ban ngày và âm thanh dẫn phải dc tắt đi vào ban đêm lúc chim đã về sau 30 phút. Trong trường hợp, chim mới bay ra các bác cũng đừng sốt ruột. Hôm nay bay ra, ngày mai bay ra, rất có thể ngày mốt chúng ở lại. Nếu mở âm dẫn suốt đêm chim mới sẽ nằm lại đó, như vậy ngày mai không còn chỗ cho chim mới khác đậu.

Phương án dùng loa và âm ru, các bác nên dùng 2 amply chạy ngày và đêm khác nhau. Một là để chạy luân phiên âm ly đỡ nóng, đỡ méo tiếng. Hai là có thể canh âm lượng cho máy đêm lớn hơn máy ngày một chút. Mục đích khi tắt âm dẫn chim mới bị lôi cuốn về loa ru liền mà không hoảng hốt dọt ra ngoài. Mật độ loa ru phía bên ngược lại với loa dẫn nên bố trí dày hơn để hút chim mới qua nhanh hơn. Âm thanh nội bộ trong nhà ảnh hưởng tới chất lượng tổ rất nhiều. Các bác phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng mới áp dụng tốt dc. Âm ru xấu có thể làm cho chim giật mình khi đang làm tổ khiến cho tổ không dc tròn đều và có nhiều lông bám dính. Ngoài ra còn có phương án lắp loa ru theo dạng nối tiếp rồi song song kết hợp. Lúc ấy ta có thể bố trí đc loa nào phát tiếng lớn loa nào phát tiếng nhỏ bất cứ đâu ta muốn. Đơn giản vì nếu 5 loa nối tiếp mắc song song với 6 loa nối tiếp thì âm lượng của mỗi loa trong nhóm 5 sẽ lớn hơn trong nhóm 6 lúc đó bạn muốn chim đi về đâu tùy theo ý bạn.